Xây dựng thương hiệu luôn đóng vai trò tiên quyết để khách hàng có thể nhận diện sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chính vì việc chúng ta đang sống trong một thời kỳ khi mà người người nhà nhà đều muốn tự mình “khởi nghiệp”. Mỗi năm nước ta có hàng ngàn các Startup ra đời nhờ những ý tưởng độc đáo, hy vọng có thể đi vào thực tiễn và tạo ra giá trị cho xã hội.
Và có thể nói, kỷ nguyên của Digital đã góp phần không nhỏ biến giấc mơ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của riêng mình trở thành sự thật. Sự cạnh tranh khốc liệt trên môi trường Internet khiến cho bài toán xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Có một điều không thể phủ nhận rằng: Khi thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng thì đó chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.
Thương hiệu là gì?
Theo Brand Positioning – Jack Trout (bậc thầy của ngành marketing hiện đại): Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng.
Còn trong cuốn Building strong Brands của David A. Aaker, ông viết: Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty.
Nói tóm lại Thương hiệu là một trong các dấu hiệu như chữ cái, con số, hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, âm thanh hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó để nhận biết và phân biệt sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp khác nhau. Thương hiệu còn là những cảm nhận trong tâm trí khách hàng về sự khác biệt, nổi bật đối với một thương hiệu nào đó mà khi nhắc đến người tiêu dùng liên tưởng ngay đến nó. Và việc xây dựng thương hiệu cũng dựa vào nền tảng cốt lõi là những nhận diện thương hiệu để làm nổi bật những nét riêng biệt, không giống ai của thương hiệu đó.
Tại sao doanh nghiệp phải tập trung xây dựng thương hiệu?
Trước hết, thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm và mong muốn được dùng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng thông qua các chiến dịch truyền thông, Marketing mà doanh nghiệp tung ra.
Một thương hiệu được người tiêu dùng biết đến sẽ mang lại những lợi ích về doanh số lợi nhuận cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Đồng thời khi đã xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không e ngại đỗ vốn vào doanh nghiệp, đối tác của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh.
Những chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả
Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng này có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Vậy làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:
- Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
- What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
- Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?
- Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
- When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?
Xác định vị thế cạnh tranh và không ngừng thử nghiệm
Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:
- Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
- Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
- Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công, bạn nên sáng tạo, thử nghiệm và đổi mới. Điều này có thể bao gồm việc thử nghiệm các kỹ thuật tiếp thị mới hoặc thuê các chuyên gia tư vấn nhằm xây dựng kế hoạch cho thương hiệu mới.
Không ngừng phát triển thương hiệu
Cho dù doanh nghiệp bạn mới thành lập hay đã tồn tại hàng chục năm thì vẫn cần tiếp tục phát triển thương hiệu của mình. Điều này bao gồm việc tiếp tục phát triển và đổi mới các phương thức tiếp thị đã và đang sử dụng, nuôi dưỡng khách hàng.
Tâm lý khách hàng có thể thấy nhàm chán và chú ý tới những thương hiệu khác nếu bạn không chịu đổi mới và phát triển, vì nếu không đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao như hiện nay. Đây được coi là chiến thuật lớn để giữ chân khách hàng.
Hợp tác với người nổi tiếng, KOLS & Influencer
Xây dựng lòng tin với thương hiệu: Khách hàng không tin tưởng hoàn toàn vào sản phẩm, họ tin vào người khác. Người có ảnh hưởng là sự lựa chọn hàng đầu giúp thúc đẩy thương hiệu vì mọi người đã tin tưởng họ rồi.
- Tăng người theo dõi: Khi người nổi tiếng giúp sản phẩm của bạn biết đến nhiều hơn, bạn sẽ có thêm nhiều người theo dõi – điều này chẳng bao giờ là thiệt cả.
- Quảng cáo miễn phí hoặc với chi phí thấp hơn: Nếu bạn không có khả năng hợp tác với những ngôi sao với chi phí “khủng” thì những người có ảnh hưởng nhỏ hơn sẽ là lựa chọn hợp lý.
Xác định lĩnh vực mà bạn muốn chọn người ảnh hưởng, ví dụ bạn đang hướng đến một blogger về thời trang, từ đó bạn sẽ có những nghiên cứu và tìm kiếm phù hợp. Đừng chỉ chọn người có lượng theo dõi nhiều, bạn cần cân nhắc lượng người theo dõi đó có liên hệ gì đến thương hiệu của mình không, họ có tương tác tốt hay không. Hãy tìm hiểu dựa trên những câu hỏi:
- Người đó hay nói về chủ đề gì?
- Người theo dõi có tương tác với họ không?
- Giá trị cốt lõi của họ có tương đồng với thương hiệu không?
- Biểu hiện trên mạng xã hội của họ có phù hợp với phong cách và tiếng nói của thương hiệu?
Tham gia các sự kiện, triển lãm
Tổ chức hay tham dự sự kiện quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu là một trong những hình thức tổ chức sự kiện đang được các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng nhiều nhất hiện nay với mục đích công bố, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm mới và tiếp thị sản phẩm đó đến gần hơn với người tiêu dùng và xã hội. Hoặc bạn có thể tham dự các cuộc thi nhằm kết nối với các nhà đầu tư mạo hiểm nếu bạn có một sản phẩm công nghệ.
Tương tác với khách hàng thường xuyên hơn
Doanh nghiệp cần ưu tiên hoạt động tương tác với khách hàng bởi đây chính là công cụ để doanh nghiệp thấu hiểu người tiêu dùng nhiều hơn, tiếp cận với họ nhiều hơn và biết cách để cải thiện sản phẩm, dịch vụ ngày một hoàn thiện.
Bên cạnh đó, tương tác sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng, có thêm nhiều khách hàng trung thành và hình thành nhiều khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của các khách hàng cũ. Thống kê cũng cho thấy, tương tác với khách hàng hiện tại không những mang lại một nguồn doanh thu đáng kể mà còn tiêu tốn ít chi phí hơn so với việc chuyển đổi qua khách hàng mới.
Để hoạt động này có thể mang lại kết quả cao, chúng ta nên sử dụng một số công cụ nhằm quản lý và tương tác với mọi người dễ dàng hơn, điển hình là tương tác với khách hàng qua tin nhắn SMS.
Tối ưu hóa các kênh tiếp thị
Với mỗi nền tảng quảng cáo khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp bạn phải tối ưu hiệu quả cho từng kênh tiếp thị. Nhất là thời điểm này, khi sử dụng mỗi một kênh để tiếp cận khách hàng là chưa đủ để xây dựng thương hiệu.
Hành vi mua hàng, tìm kiếm thông tin dịch vụ của người dùng đã thay đổi rất nhiều, khách hàng tiềm năng của bạn xuất hiện ở khắp nơi, họ online trên Facebook, sử dụng Zalo để liên lạc, xem video trên youtube, đọc báo điện tử hằng ngày, nhắn tin bạn bè trên Messenger,..điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ thấy rất nhiều quảng cáo và cũng có thể là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Do đó, việc tiếp cận đúng khách hàng, thông điệp quảng cáo gây ấn tượng tốt, có khả năng khiến khách hàng hành động ngay, với mức ngân sách thấp nhất chính là điều mà doanh nghiệp cần tập trung tối ưu để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả.
SMS Brandname – Lựa chọn hàng đầu cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Ngoài 7 chiến thuật kể trên thì SMS Brandname cũng đang là một giải pháp quảng bá thương hiệu tiện lợi và hiệu quả mà doanh nghiệp bạn không nên bỏ qua.
Khi bạn sử dụng SMS Brandname để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp bạn sẽ gửi tin nhắn SMS quảng cáo tới nhiều người một lúc bằng tên thương hiệu của chính mình. Vậy tại sao bạn không tận dụng cơ hội này để thương hiệu của bạn trở nên thân thuộc với khách hàng hơn?
Trong nội dung gửi tin nhắn SMS hàng loạt, thương hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ được khách hàng biết tới nhiều hơn, khi đó doanh nghiệp bạn sẽ nổi tiếng trên thị trường trong mắt khách hàng. Ngoài ra, sự xuất hiện của thương hiệu trong tin nhắn SMS Brandname sẽ nhắc khách hàng nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp bạn, khắc sâu thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Vì vậy hãy sử dụng Tin nhắn thương hiệu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
Xây dựng thương hiệu vững chắc có thể biến doanh nghiệp từ một Startup nhỏ lẻ thành một đối thủ đáng gờm. Bạn sẽ thấy khách hàng sẽ dần tin tưởng thương hiệu và mua sản phẩm của mình. Vì vậy, hãy đưa thương hiệu vào mọi khía cạnh của trải nghiệm người dùng. Nếu biết vận dụng, kết hợp hiệu quả những chiến thuật trên đây thì ắt hẳn bạn sẽ sớm thành công mà thôi.
Nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến dịch vụ SMS Brandname, Công ty AZTECH chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tin nhắn thương hiệu chuyên nghiệp. Liên hệ ngay qua Hotline: 0903 858 865 để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.
Tìm hiểu thêm các bài viết khác về thương hiệu:
- Những thủ thuật gia tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ
- Ứng dụng SMS Marketing trong quảng bá thương hiệu cao cấp
- Gửi tin nhắn quảng cáo thương hiệu hàng loạt có ưu điểm gì nổi bật?