Chức năng của truyền thông tiếp thị là gì trong hoạt động của một doanh nghiệp. Thông thường giao tiếp chính là chìa khóa cho mọi mối quan hệ, việc giao tiếp sai cách có thể gây ra những hiểu lầm tai hại mà không một doanh nghiệp nào muốn mắc phải cả. Vì vậy hãy cùng AZTECH tìm hiểu xem, liệu có những mẹo nào có thể giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn với người tiêu dùng.
Định nghĩa truyền thông tiếp thị là gì?
Được hiểu là quá trình truyền đạt, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cá thể. Quá trình trao đổi bao gồm 1 bên phát thông điệp và một bên nhận thông điệp. Một công cụ truyền thông tiếp thị có thể là bất cứ thứ gì từ quảng cáo, bán hàng, tiếp thị trực tiếp đến quang hệ công chúng chẳng hạn.
Việc tiếp thị trong kinh doanh ngày càng được quan tâm và hướng tới người tiêu dùng hơn. Vì vậy muốn nhận được sự ủng hộ hết mình từ phía những khách hàng tìm năng, thì doanh nghiệp cần đưa ra những thông điệp cần chính xác và khả năng thuyết phục cao. Với tư cách là nhà tiếp thị cần phải hiểu rõ truyền thông tiếp thị là gì để kết hợp tốt các công cụ truyền thông tiếp thị khác nhau để đánh vào đúng tâm lý của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng cao. Chỉ cần nhắc đến các sản phẩm khi họ có nhu cầu mua thì việc đầu tiên khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu bạn và chọn.
>>>XEM THÊM: MUỐN XÂY DỰNG CHIẾN DỊCH DIGITAL MARKETING NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY
Commucation cung cấp các giải pháp cho các câu hỏi sau đây:
- Đối tượng sử dụng sản phẩm là ai?
- Sản phẩm sẽ giải quyết được nhu cầu gì?
- Cách sử dụng sản phẩm?
- Sản phẩm thích hợp sử dụng ở đâu?
- Hạn sử dụng của sản phẩm?
Những bí quyết giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn giao tiếp tốt hơn với người tiêu dùng
Trung thực trong giao tiếp
Khách hàng luôn muốn các thương hiệu nói chuyện và cùng đồng hành với họ như những người bạn. Việc duy trì giọng điệu chân thực khi đăng bài và tương tác với người tiêu dùng nhiều hơn sẽ tăng thêm khả năng hứng thú.
Việc truyền thông tiếp thị linh hoạt sẽ khiến khách hàng cảm thấy được gần gũi hơn với thương hiệu. Thay vì bạn chỉ phân tích và theo dõi nó thì bạn đủ thời gian để lập kế hoạch và hoàn thiện tiếng nói thương hiệu mình hơn.
Nghệ thuật giao tiếp với khách hàng
Thái độ và giọng nói cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng. Không một người khách hàng nào mong muốn giao tiếp với một thương hiệu mà nhắn tin không trả lời, hoặc trả lời như một cỗ máy. Do đó việc duy trì tiếng nói tiếp thị truyền thông xã hội sẽ hấp dẫn được những khách hàng tìm năng đến với thương hiệu một cách tự nhiên nhất, nhờ vậy bạn sẽ lôi kéo được thêm nhiều khách hàng hơn nữa.
Một ví dụ điển hình về cách mà Durex thu hút khách hàng của mình vào cuộc trò chuyện vui vẻ trên trang fanpage Facebook, một phần tăng tính tương tác với khách hàng phần còn lại để quảng cáo thương hiệu. Người tiêu dùng rất trân trọng khi một công ty dành nhiều thời gian để nói chuyện riêng với họ, từ đó họ sẽ là khách hàng trung thành của thương hiệu.
Một trong các hình thức truyền thông tiếp thị khác cũng được khá doanh nghiệp quan tâm đó là Khẳng định cá tính thương hiệu
Khi bạn thật sự làm nổi bật cá tính thương hiệu bạn so với các đối thủ còn lại, khách hàng sẽ cảm thấy thích thú với điều đặc biệt ấy. Họ sẽ đóng góp với bạn vào quá trình thể hiện cá tính thương hiệu.
Giống như Bobapop milk tea luôn được biết đến là một thương hiệu trà sữa được giới trẻ ưa thích đặc biệt là các bạn học sinh. Họ luôn biết cách thay đổi mình tạo sự khác biệt và bắt trend cực nhanh. Trước giờ thi còn khéo léo gửi những lời chúc thân thương được lòng ghép với sản phẩm của mình. Một mũi tên trúng 2 mục đích khác nhau.
>>>ĐỪNG BỎ LỠ: TẤT TẦN TẬT VỀ HÌNH THỨC TIẾP THỊ TỰ ĐỘNG AUTOMATION MARKETING LÀ GÌ?
Đăng về các chủ đề ngoài luồng mang tính giải trí cao
Không phủ nhận về tầm quan trọng của việc đăng bài về sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp song đôi lúc cũng cần sự có mạo hiểm trong các bài viết để tạo sự thu hút cũng như bớt nhàm chán về chúng. Cần đầu tư nội dung thú vị sẽ khiến khách hàng ở lại lâu hơn với thương hiệu bạn, do đó hãy cân nhắc thật kĩ trước khi ra quyết định.
Tận dụng những nội dung sáng tạo có sẵn
Việc vận dụng chia sẻ nội dung của người tiêu dùng và điều chỉnh các dịch vụ của bạn để cung cấp làm sao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về việc trải nghiệm.
Một ví dụ điển hình giống như foody, nó là trang thông tin ăn uống hàng đầu ở việt nam, họ luôn tận dụng những nội dung mà người dùng tạo ra để chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Những nội dung do người dùng tạo không chỉ tạo nên tin tưởng cho khách hàng tiềm năng mà còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt được một khoản chi phí cho việc truyền thông tiếp thị.
Việc tiếp thị nhằm tiếp cận đến khách hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn phải thật sự luôn làm mới bản thân thương hiệu mình, đừng đi theo một khuôn khổ nhiều quá mà cần phải có thêm nhiều sự sáng tạo như thế mới thu hút được khách hàng và việc truyền thông tiếp thị của doanh nghiệp bạn sẽ dễ dàng được triển khai hơn.